Ẩm thực trị bệnh đái dầm

Đái dầm là bệnh của trẻ trên 3 tuổi, nước tiểu tự chảy trong giấc ngủ. Trường hợp nhẹ vài ngày 1 lần, trường hợp nặng đêm nào cũng đái dầm hoặc 1 đêm vài lần, bệnh có thể diễn biến vài ngày đến vài năm. Nếu không chữa khỏi bệnh có thể kéo dài đến 10 tuổi. Trẻ bị bệnh theo tuổi tăng lên, áp lực tinh thần sẽ lớn…

Đái dầm là bệnh của trẻ trên 3 tuổi, nước tiểu tự chảy trong giấc ngủ. Trường hợp nhẹ vài ngày 1 lần, trường hợp nặng đêm nào cũng đái dầm hoặc 1 đêm vài lần, bệnh có thể diễn biến vài ngày đến vài năm. Nếu không chữa khỏi bệnh có thể kéo dài đến 10 tuổi. Trẻ bị bệnh theo tuổi tăng lên, áp lực tinh thần sẽ lớn, thường ở trạng thái u uất, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý.

Nguyên nhân dẫn đến đái dầm rất nhiều như sau khi bị bệnh sức khỏe yếu, viêm miệng niệu đạo, cảm nhiễm giun kim, ban ngày tinh thần quá hưng phấn, tinh thần căng thẳng hoặc thói quen bài tiểu không tốt… đều có thể dẫn đến đái dầm.

Nguyên nhân dẫn đến đái dầm rất nhiều như sau khi bị bệnh sức khỏe yếu, viêm miệng niệu đạo, cảm nhiễm giun kim, ban ngày tinh thần quá hưng phấn, tinh thần căng thẳng hoặc thói quen bài tiểu không tốt… đều có thể dẫn đến đái dầm.

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh của Đông y, đái dầm có thể chia thành các loại như thận hư lạnh, lách, phổi khí hư, gan kinh nóng ẩm, do vậy cách chữa cũng chia ra ấm thận, ích khí, giải nhiệt. Dân gian thường dùng long nhãn, lệ chi khô… để chữa đái dầm, nhưng hiệu quả chữa trị không giống nhau, bởi vì loại thức ăn này có tác dụng ấm nóng, bổ khí huyết, do vậy đối với đái dầm hai loại trên thì có hiệu quả nhất định, còn đối với trẻ bị đái dầm do gan kinh nóng ẩm, thì trái lại sẽ làm bệnh tăng nặng thêm nhiệt mà sinh ra tác dụng phụ khác, cho nên các bậc cha mẹ trong chữa trị cần thận trọng, chọn bài thuốc đúng với chứng bệnh mới có thể khỏi được.

Nguyên tắc ăn uống

Trẻ bị đái dầm nếu không kèm bệnh khác có thể cho ăn uống bình thường, khi kèm bệnh khác thì cho ăn theo nguyên tắc ăn uống của bệnh đó.

Đối với trẻ bị bệnh mà sức khỏe gầy yếu, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong, nhiều, có thể tăng thêm các thức ăn ấm nóng bồi bổ như long nhãn, vải, hồng đào, hạnh nhân, thịt dê, thịt chó…

Đối với trẻ bị đái dầm mà sức khỏe cường tráng, sắc mặt hồng nhuận, sợ nóng, thích hoạt động, tiểu vàng đỏ, ăn uống nên thanh đạm, chủ yếu là rau tươi hoa quả đồng thời kiêng ăn các thức ấm, cay, nóng khô.

Trẻ đái dầm ban ngày có thể cho uống nước bình thường, sau bữa cơm tối nên khống chế lượng nước đưa vào cơ thể.

Bài thuốc món ăn

Bài 1: Long nhãn nhục hoặc vải khô 5-10 quả mỗi ngày, ăn vào buổi sáng khi bụng đói, dùng chữa đái dầm sắc mặt trắng xanh, tứ chi không ấm, tiểu trong, nhiều.

Bài 2: Hẹ tươi 100g, rửa sạch thái đoạn, tôm tươi 200g làm sạch chân râu, xào với dầu ăn khi gần chín cho hẹ vào, làm món ăn thường xuyên, dùng cho bệnh nhân đái dầm sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt rêu mỏng.

Bài 3: Ruột gà 2 bộ, rạch ra rửa sạch, thái đoạn ngắn, ba kích thiên 12g, dùng vải màn khô bọc lại, thêm nước vừa đủ cùng ninh thành canh, lấy bọc thuốc ra, thêm muối vừa đủ, ăn ruột gà uống canh, dùng chữa sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong nhiều.

Bài 4: Nhục thung dung 10g cho vào bát thêm chút nước hấp cách thủy. Thịt dê 50g rửa sạch băm vụn cùng 50g gạo tẻ cho vào nồi, cho nước thuốc vào, thêm nước vừa đủ, nấu cháo thịt ăn, dùng chữa sức khỏe yếu, tứ chi không ấm, lưỡi đỏ rêu mỏng.

Bài 5: Bàng quang lợn 100g, rửa sạch thái miếng nhỏ, bạch quả 5g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài, phúc bồn tử 10g, dùng vải màn khô bọc lại, thêm nước vừa đủ, cùng nấu thành canh đặc, nhặt bỏ bọc thuốc, thêm đường trắng vừa đủ dùng ăn, chữa đái dầm tiểu trong, nhiều.

Bài 6: Niềng niễng tươi bỏ cánh, đầu và móng, dùng muối rang tới thơm, ăn mỗi lần 5 con, ngày 2 lần, dùng chữa trẻ bị đái dầm.

Bài 7: Tang phiêu diêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu) 10 tổ, sấy khô nghiền thành bột, đường cát vừa đủ, trộn uống, ngày 1 thang, chữa trẻ đái dầm.

Bài 8: Bá tử nhân, phơi khô nghiền bột, dùng nước cơm hòa uống, mỗi lần 0,5g, ngày 2 lần, dùng chữa trằn trọc hiếu động, tiểu ít, nhiều lần.

Bài 9: Ích trí nhân 10g, thêm chút dấm ăn, sao khô, nghiền bột mịn, thêm bột mỳ làm thành bánh mỏng, ăn điểm tâm, dùng chữa trẻ đái dầm.

Bài 10: Câu kỷ tử 15g, rửa sạch ngâm mềm, thận lợn 1 quả, bổ rửa sạch, thái lát mỏng, dùng dầu ăn cùng xào với câu kỷ tử, chữa đái dầm, lưỡi đỏ, ít rêu, tiểu tiện ít, vàng.

Bài 11: Chim sẻ sống 2 con, làm sạch, thỏ ty tử 15g, phúc bổn tử 10g, câu kỷ tử 15g, dùng vải màn sạch khô bọc lại, cho vào bụng chim, hấp cách thủy, tới khi chim chín nhừ, bỏ bọc thuốc ra, thêm chút muối hoặc đường dùng ăn, chữa đái dầm cơ thể yếu, mệt mỏi mất sức.

Bài 12: Bạch quả 10 quả, rang chín, bóc vỏ ngoài, đậu phụ khô 2 bìa, ngâm mềm thái miếng nhỏ, gạo tẻ 50g, thêm nước vừa đủ, nấu cháo đặc, thêm đường vừa ngọt dùng ăn, chữa trẻ đái dầm.