Theo các ghi chép về đông dược cổ, Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như rối loạn tình dục, thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo (còn gọi là Đông trùng thảo, Trùng thảo hay Hạ thảo đông trùng) là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Người ta thường đào lấy cả xác sâu và nấm để làm thuốc. Vì mùa đông có hình dạng con sâu, mùa hạ mọc thành cây cỏ nên vị thuốc này có tên là Đông trùng hạ thảo.
Những hoạt chất quý có trong đông trùng hạ thảo.
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của Đông trùng hạ thảo có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na…). Quan trọng hơn là trong sinh khối Đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học như cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine, nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100g Đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)
Những công dụng chính của đông trùng hạ thảo.
Một số nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng Đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường công năng của tuyến thượng thận, cải thiện chức năng thận, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư và phóng xạ. Các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định, Đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật.